Hồ sơ giấy phép xả nước thải

Hồ sơ giấy phép xả nước thải

Giấy phép xả thải vào nguồn nước là một trong những giấy phép đóng vai trò quan trọng không thể thiếu của mọi cơ sở, công ty, doanh nghiệp,… trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Giấy phép xả thải vào nguồn nước cung cấp cho các cơ quan chức năng trong tỉnh biết nguồn xả thải, chất lượng nước xả thải và nguồn tiếp nhận để kiểm tra và kiểm soát lưu lượng chất thải xả ra môi trường, bảo vệ môi trường tại nơi có nguồn nước tiếp nhận.

Căn cứ pháp luật để xin giấy phép xả thải vào nguồn nước
Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 của Quốc hội ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;

Những đối tượng nào cần phải xin giấy phép xả thải?
Tất cả các doanh nghiệp, nhà máy,… đang hoạt động xả thải với lưu lượng 5 m3/ngày đêm đều phải lập báo cáo xả thải vào nguồn nước và xin cấp giấy phép xả thải.

Riêng với ngành nuôi trồng thủy sản, xả thải từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên mới cần xin giấy phép xả thải.

Đơn đề nghị cấp giấy phép.
Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải; Báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước.
Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước thải không quá 03 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.
Văn bản góp ý, tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến ( đối với trường hợp phải lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân).
Trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào nguồn nước, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Số lượng hồ sơ: 02 bộ hồ sơ.

Các loại giấy tờ cần chuẩn bị khi xin giấy phép xả thải?
Quy trình lập hồ sơ xin giấy phép xả thải vào nguồn nước ?
Bước 1: Lập bộ hồ sơ đầy đủ

Khảo sát, thu thập số liệu về công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.
Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: chất thải rắn, khí thải, nước thải và tiếng ồn,… Tìm hiểu các loại chất thải khác sinh ra trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án.
Đánh giá, nhận xét về mức độ tác động từ các nguồn ô nhiễm.
Xác định nhu cầu sử dụng nước và xả nước.
Xác định đặc trưng nguồn nước thải, hệ thống xử lý nước thải đang vận hành.
Thu thập mẫu nước thải đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp, công ty,… và mang đến phòng thí nghiệm phân tích kỹ.
Mô tả công trình xử lý nước thải: chế độ xả thải, phương thức xả thải, lưu lượng xả thải,…
Tiếp cận, thu thập, thống kê, lấy mẫu nước thải,… các doanh nghiệp, nhà máy cùng thải ra 1 nguồn tiếp nhận trong bán kính 1 km đối với nguồn xả thải.
Nêu đặc trưng nguồn tiếp nhận nước thải như sông, kênh, suối, rạch,… tiếp nhận nước thải với chế độ thủy văn.
Nhận xét và đánh giá về hoạt động liên quan đến nguồn tiếp nhận về cả tự nhiên lẫn kinh tế xã hội.
Lấy mẫu nước tại các con kênh, con rạch dẫn nước thải (nguồn tiếp nhận trực tiếp) tại các vị trí khác nhau và phân tích tại phòng thí nghiệm.
Lấy mẫu nước tại sông tiếp nhận thải cuối cùng tại các vị trí khác nhau và theo chế độ thủy văn của dòng nước, sau đó mang đi phân tích.
Đánh giá chất lượng, khả năng tiếp nhận của nguồn tiếp nhận nước thải.
Đánh giá tác động việc xả thải của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vào nguồn nước.
Tạo bản đồ vị trí xả nước thải vào nguồn nước nhận với tỷ lệ 1/10.000.
Tạo lập các sơ đồ khảo sát, lấy mẫu phân tích.
Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ và phí thẩm định hồ sơ tại Bộ/Sở tài nguyên môi trường (cơ quan tiếp nhận hồ sơ)
Sở/Bộ tài nguyên và môi trường xem xét, kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ còn thiếu sẽ thông báo để bổ sung, hoàn thiện
Bước 3: Thẩm định đề án, báo cáo và quyết định cấp phép

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thực tế hiện trường
Lập hội đồng thẩm định.
Sở/Bộ tài nguyên và môi trường trình hồ sơ lên UBND tỉnh
Bước 4. Thông báo kết quả

Nộp hồ sơ xin giấy phép xả thải ở đâu?
Hồ sơ xin giấy phép xả thải vào nguồn nước sẽ được phòng tài nguyên nước và khoáng sản trực tiếp thụ lý giải quyết dựa vào lưu lượng xả thải mà có 2 nơi nộp như sau:

Nộp tại Sở tài nguyên và môi trường đối với lưu lượng từ 3000m3/ngày đêm trở xuống
Còn đối với lưu lượng từ 3000m3/ngày đêm trở lên thì nộp cho Bộ Tài Nguyên và môi trường
Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm.

Ngay tại thời điểm xin gia hạn, giấy phép xả thải cũ vẫn còn hiệu lực tối thiểu 90 ngày.

Thời hạn giải quyết hồ sơ
Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ/Sở Tài Nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.
Thời hạn thẩm định đề án, báo cáo: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài Nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo.
Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo.
Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc.
Thời hạn trả giấy phép: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu xin giấy phép xả thải vào nguồn nước ,  hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 09 42421 339 để nhận được tư vấn tận tình, chu đáo nhất.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *